V | E

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN HÓA MỚI

Với thiết kế tối ưu, vận hành đơn giản, công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản hiệu quả bằng việc ứng dụng thiết bị phản ứng xúc tác điện phân, từ đó loại bỏ triệt để các thành phần ô nhiễm có trong nước thải như COD, BOD, Amoni hay các vi sinh vật gây bệnh.

1. Thành phần nước thải nuôi trồng thủy sản:

Tại Việt Nam, bên cạnh các hình thức nuôi trồng thủy sản trong lồng bè, chắn sáo đăng quầng thì hình thức nuôi trồng trong các ao hồ hết sức phổ biến và phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước. Đối tượng nuôi chủ lực hiện nay là các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, tôm sú… Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây thì một lượng lớn nước thải thủy sản từ nhiều đơn vị nuôi trồng chưa được xử lý triệt để, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nói chung và ao hồ nói riêng, tác động không nhỏ tới đời sống thủy sinh và con người.

Nước thải thủy sản nói chung và nước thải nuôi cá, tôm tại các ao hồ nói riêng thường có nồng độ COD, BOD, N và vi sinh vật gây hại cao do nguồn hữu cơ từ thức ăn dư thừa, các chế phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi và nước thải từ chính vật nuôi.

Tính chất của nước thải nuôi cá: 

  • Nước thải ao nuôi cá gây ô nhiễm chủ yếu do nguồn hữu cơ chứa trong nước dư thừa từ thức ăn bởi Thực tế chỉ khoảng 17% thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại (chừng 83%) hòa lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủy. Rồi từ phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi, từ đó nên COD, BOD, N và các loại VSV gây bệnh đầu cao. Nếu nguồn thải này thải ra môi trường sẽ gây phũ nhưỡng hóa nguồn tiếp nhận hay hiện tượng tảo nở hoa. Ngoài ra trong nước thải còn chứa lượng dư hóa chất (Ví dụ như thuốc kháng sinh dùng cho cá) cần phải xử lý.

Tính chất nước thải nuôi tôm:

  • Nước thải của ngành nuôi tôm chứa 1 lượng lớn chất nito, photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng, do đó kèm sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù. Hầu hết các chất trong nước nuôi tôm lắng đọng dưới đáy, đây chính là nguồn nguy hại cho tôm, và hoạt động nuôi tôm. Lớp bùn này rất độc hại, thiếu oxy, chứa nhiều chất gây hại như ammoniac, sunfuric….

2. Giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản với công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

2.1. Một số ưu điểm nổi bật của công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa:

  • Xử lý nước thải trực tiếp trong ao, hồ nuôi mà không ảnh hưởng tới cá tôm
  • Nước trong ao, hồ được xử lý liên tục qua thiết bị phản ứng xúc tác điện phân và tái sử dụng ngay lập tức, tiết kiệm nước và chi phí thay nước định kỳ
  • Vận hành thiết bị đơn giản, chỉ cần định kỳ làm sạch
  • Khử độc các chất thải có hại như Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) để giúp thủy sinh sống trong môi trường nước sạch và khỏe mạnh
  • Phá vỡ Protein và chất dinh dưỡng, làm giảm mức chất hữu cơ tổng thể trong nước
  • Giúp giảm thời gian khởi động bể/ao (Nitrogen Cycle) và ngăn ngừa Hội chứng bể/ao mới
  • Giảm thiểu mùi khó chịu từ nước ao
  • Cải thiện độ trong của nước
  • Hỗ trợ tăng tuổi thọ, mật độ và cân nặng cho tôm, cá nuôi trong bể, qua đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản sử dụng công nghệ xúc tác điện hóa
Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản sử dụng công nghệ xúc tác điện hóa

2.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

Mô tả phản ứng xúc tác điện hóa
Mô tả phản ứng xúc tác điện hóa

Công nghệ xúc tác điện hóa sử dụng cho nước thải thủy sản chứa nồng độ muối, chất hữu cơ, các hợp chất lưu huỳnh, các ion kim loại nặng, axit, kiềm cao... Công nghệ này sử dụng phản ứng oxi hóa của nhóm gốc tự do hydroxyl (OH) với phản ứng rất mạnh trong thời gian ngắn. Hầu hết chất thải hữu cơ đi qua hệ thống nhanh chóng được chia thành cácbon điôxit, nước, và các ion hữu cơ và vô cơ nhỏ hơn thông qua quá trình oxy hóa.

Với nhiều lợi ích nổi bật về mặt kinh tế cho người nuôi trồng, cùng với thiết kế tối ưu, vận hành đơn giản và tiết kiệm chi phí, giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa được NGO giới thiệu và phát triển sẽ góp phần xử lý hiệu quả các thành phần ô nhiễm có trong nước thải thủy sản, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 01-80:2011/BNNPTNT.

Xem thêm tại:

https://shopngoenvironment.com/product/thiet-bi-ras-filter/

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO

Thông tin liên quan